Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã 1 lần nghe qua cụm từ “sơn tĩnh điện”. Đây là công nghệ sơn đem lại rất nhiều lợi ích giúp bảo vệ cho đồ dùng, đồ nội thất trong [...]
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã 1 lần nghe qua cụm từ “sơn tĩnh điện”. Đây là công nghệ sơn đem lại rất nhiều lợi ích giúp bảo vệ cho đồ dùng, đồ nội thất trong nhà tránh khỏi những tác động xấu ngoài môi trường. Hôm nay, hãy cùng NoithatXHome.vn tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, ứng dụng, quy trình của công nghệ sơn tĩnh điện độc đáo này nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
1.1. Thành phần
Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ và thường là bề mặt kim loại. Khác hoàn toàn với hình thức sơn nước thông thường như chúng ta vẫn thấy, sơn tĩnh điện sử dụng bột khô hoàn toàn để phun. Đây là công nghệ sơn tiên tiến nhất hiện nay, được phát minh vào thập niên 1950 và ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
1.2. Phân loại
Các loại sơn tĩnh điện phân theo tính chất:
- Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…
- Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ…
Trong 2 loại thì sơn tĩnh điện dạng khô là được ứng dụng phổ biến hơn cả vì hiệu quả che phủ của nó tốt mà lại có hiệu quả về kinh tế, không gây tốn nhiều chi phí.
Các loại sơn tĩnh điện phân theo chức năng:
- Bột Sơn Polyester: loại sơn này được sử dụng phổ biến nhất vì có độ bền cao, có thể chống chọi được ánh nắng gay gắt
- Bột Sơn Epoxy: loại sơn này được đánh giá là có khả năng chống va đập tốt hơn nữa còn có thể chống bám dính và ăn mòn
- Bột Sơn Acrylic: thường được sử dụng để làm lớp sơn lót bên trong với mục đích làm cho bề mặt sản phẩm trơn mịn hơn, thẩm mỹ cao hơn và có thể chống lại hóa chất.
- Bột Sơn Fluoropolymer: loại sơn này chủ yếu được sử dụng để sơn cho các sản phẩm ngoài trời vì có thể chịu được môi trường khắc nghiệt
- Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester): ưu điểm nổi bật là chi phí sơn thấp hơn, có thể sử dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau
2. Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện
Chẳng phải tự nhiên mà công nghệ sơn tĩnh điện lại được ứng dụng rộng rãi như ngày nay. Công nghệ tiên tiến này sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương pháp sơn thông thường. Cùng tìm hiểu tìm hiểu về sơn tĩnh điện xem cụ thể nó đem lại lợi ích gì nhé.
2.1. Hiệu quả kinh tế
Theo đánh giá, trong quá trình thực hiện thì có đến 99% lượng sơn tĩnh điện dư được thu hồi lại và được tái sử dụng triệt để, điều này giúp hạn chế lãng phí hơn so với kiểu sơn truyền thống. Hơn nữa, sơn tĩnh điện cũng không cần có lớp sơn lót nên cũng không gây tốn thêm chi phí hơn nữa còn giúp tiết kiệm đáng kể thời gian thi công.
Trước đây, việc sơn nước truyền thống sẽ gây tốn khá nhiều thời gian để lớp sơn khô, thường là vài ngày. Tuy nhiên, với công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại thì quá trình này rút ngắn hơn rất nhiều, chỉ tốn khoảng 20 phút bảo dưỡng là đã có thể hoạt động, sử dụng.
2.2. Độ bền cao, chất lượng tốt
Về độ bền thì có lẽ không có công nghệ sơn nào có thể vượt qua sơn tĩnh điện. Lý do là vì lớp sơn tĩnh điện dày hơn rất nhiều lần so với sơn truyền thống thông thường, độ cứng cũng cao hơn. Lớp sơn này còn có thể chống chọi lại được với điều kiện môi trường khắc nghiệt, chống ăn mòn, chống oxy hóa, chống trầy xước, chống nước, thời tiết thay đổi cũng không bị ảnh hưởng. Đồ dùng được áp dụng công nghệ sơn này rất bền màu dù tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ sơn tĩnh điện.
2.3. Dễ sản xuất
Quy trình sản xuất, phun sơn tĩnh điện được đánh giá là diễn ra khá dễ dàng và nhanh chóng. Toàn bộ đều được áp dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại như súng bắn tự động. Nếu không may trong quá trình thi công bột sơn bị bám lên người hoặc các thiết bị xung quanh thì việc vệ sinh cũng rất dễ dàng và không hề khó khăn như khi sơn nước thông thường. Từ đó mọi công đoạn được thực hiện nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức.
2.4. An toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường
Ngoài những ưu điểm tuyệt vời bên trên, công nghệ phun sơn tĩnh điện còn được đánh giá là khá thân thiện với môi trường. Như chúng ta đều biết, các loại sơn nước thông thường sẽ chứa rất nhiều chất hóa học độc hại, không tốt cho cả môi trường lẫn sức khỏe của con người. Tuy nhiên, với công nghệ sơn tĩnh điện thì người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
Như đã nói ở trên, trong sơn tĩnh điện chủ yếu là bột sơn bằng nhựa, bột màu, phụ gia và 1 số chất rắn không bay hơi. Vì vậy nó đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Khi thi công, thợ sơn cũng có thể không tiếp xúc với sơn bằng cách sử dụng khẩu trang gang tay, kính chắn và mặc quần áo bảo hộ.
Do trong quá trình thi công không hề sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên không hề gây nên những tác động xấu cho môi trường. Chất thải sau khi thi công cũng có thể xử lý trong bãi rác, khi thải ra môi trường không hề gây hại.
3. Nhược điểm của công nghệ sơn tĩnh điện
Sở hữu nhiều ưu điểm là thế nhưng công nghệ sơn tĩnh điện vẫn có một số nhược điểm, hạn chế. Cùng tìm hiểu xem hạn chế đó là gì và có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thành phẩm không nhé.
3.1. Chi phí ban đầu cao
Mặc dù quá trình sơn không tốn nhiều chi phí nhưng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị ban đầu cho hệ thống sơn tĩnh điện cần một khoản đầu tư lớn. Để có thể thực hiện đòi hỏi cần phải có súng phun và bộ nguồn nén khí. Việc phun sơn đòi hỏi phải có súng phun và bộ nguồn nén khí, hệ thống cũng cần phải có lò sấy khô và nguồn điện tạo điện áp cao cho súng phun hoạt động.
3.2. Đòi hỏi về nhân lực
Ngoài việc đầu tư nhiều vào trang thiết bị ban đầu thì người thợ sơn thực hiện sơn tĩnh điện cũng cần có kinh nghiệm dày dặn cũng như hiểu biết kỹ càng về quy trình, thao tác phun sơn. Từ đó mới có thể vận hàng hệ thống phun sơn. Điều này có thể tốn khá nhiều chi phí để đào tạo nhân công.
4. Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong đời sống
4.1. Nội thất
Như chúng ta vừa tìm hiểu, sơn tĩnh điện là sơn lên bề mặt các chất liệu để chúng trở nên bền đẹp hơn. Chính vì thế mà công nghệ này được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nội thất, cụ thể là nội thất bằng sắt. Thật không khó để bắt gặp một chiếc bàn làm việc, bàn học, bàn ăn, bàn trà chân sắt hay các mẫu giá sách khung sắt, ghế ngồi bằng sắt,…
Nội thất sơn tĩnh điện ngày càng được nhiều gia đình yêu thích lựa chọn. Lý do là vì chúng không chỉ có độ bền vượt trội mà giá bán cũng rất phải chăng, ai cũng có thể sở hữu được. Mẫu mã của các thiết kế nội thất này cũng vô cùng đa dạng, phù hợp với nhiều gia đình.
4.2. Lĩnh vực công nghiệp
Công nghệ sơn tĩnh điện cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp khác như:
- Ứng dụng trong sơn kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm, khung cửa sắt, cổng nhôm
- Ứng dụng trong sản xuất bộ phận ô tô, xe máy như: khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc và rất nhiều chi tiết khác.
- Ứng dụng trong các thiết bị gia dụng: mặt trước và mặt bên của tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng máy lạnh, thùng máy sấy, máy điều hòa không khí, máy nước nóng, kệ để chén đĩa, móc treo đồ, lò vi sóng, lò nướng, khung võng kim loại… và rất nhiều các vật dụng trong gia đình khác.
5. Quy trình sơn tĩnh điện chuẩn
5.1. Xử lý bề mặt
Có nhiều người thắc mắc khâu đầu tiên trong quy trình sơn tĩnh điện là gì? Đó chính là xử lý bề mặt. Đây là công đoạn mà khi làm bất kỳ sản phẩm nào cũng không thể bỏ qua. Điều này đặc biệt có lợi đối với những bề mặt bằng kim loại, nó sẽ giúp chống gỉ sét và hạn chế tối đa việc dầu mỡ bám dính trong quá trình thi công và vận chuyển. Nếu muốn có một lớp sơn tĩnh điện trơn mịn, đẹp hoàn hảo nhất thì đây là bước cần thực hiện thật tỉ mỉ.
Để thực hiện xử lý bề mặt kim loại, chúng ta đưa sản phẩm vào các bể có chứa các chất hóa học theo trình tự sau: bể axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ và bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Mặc dù bước đầu tiên này tốn khá nhiều thời gian nhưng cần làm tỉ mỉ để đạt được hiệu quả cao nhất.
5.2. Sấy khô
Sau khi đã xử lý bề mặt thì các sản phẩm xử lý qua các bể hóa chất cần được sấy khô. Sản phẩm sẽ được treo trê
Sau khi bề mặt sản phẩm được xử lý qua bể hóa chất phải được sấy khô. Treo sản phẩm trên xe gòng và đẩy vào lò sấy theo hệ thống băng chuyền. Việc sử dụng lò sấy sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm khô sản phẩm, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
5.3. Phun sơn
Tiếp theo sẽ là quy trình phun sơn tĩnh điện. Như đã nói ở trên, dụng cụ để phun sơn chắc chắn sẽ phải có súng phun sơn. Súng phun bao gồm: súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng. Màu sơn đậm hay nhạt phụ thuộc vào lượng bột màu bạn pha và khi pha bột cần phải đảm bảo nước sơn thành phẩm đẹp nhất, điều này vô cùng quan trọng.
Vì là sơn bột khô nên quá trình phun sơn sẽ được tác động chủ yếu nhờ lực tĩnh điện. Phần sơn dư thừa còn lại có thể gom lại, sau đó trộn cùng với sơn mới theo công thức để tái sử dụng. Như đã đề cập ở trên thì đây là một trong những ưu điểm lớn của công nghệ sơn tĩnh điện, giúp tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế lãng phí.
5.4 Sấy khô
Bước cuối cùng trong một quy trình sơn tĩnh điện chuẩn đó là sấy khô sản phẩm. Sau khi đã phun xong, bạn cần đưa sản phẩm vào trong buồng sấy để thực hiện sấy khô sơn. Nhiệt độ buồng sấy sẽ được thiết lập theo tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm để giúp sơn bám được hoàn hảo nhất. Công đoạn này sẽ góp phần rất lớn giúp lớp sơn bám chắc và đều hơn lên bề mặt sản phẩm, so với sơn thường truyền thống thì bề mặt sản phẩm sơn tĩnh điện có thẩm mỹ cao hơn rất nhiều.
Cách thu hồi bột sơn tĩnh điện dư sau khi phun:
Để có thể thu hồi được bột sơn tĩnh điện thì cần có hệ thống Cyclon. Đây là thiết bị có dạng hình trụ tròn đầu phễu nằm dưới cùng và có nơi dẫn khí vào ở phía trên.
Không khí sẽ đi từ bên ngoài vào cyclon sau đó chảy vào xoáy xoắn ốc theo dọc bên trong vỏ hình trụ. Xuống tới phần phễu là phần cuối cùng của cyclon. Dòng không khí sẽ chuyển động ngược lên trên qua xoắn ốc và ống tâm thoát ra ngoài.
Nguyên lý hoạt động của Cyclon thu hồi bột sơn tĩnh điện. Bột sơn nằm trong buồng phun sẽ phát tán khắp nơi trong không khí. Sau đó, quạt hút nằm trong hệ thống cyclon sẽ làm nhiệm vụ hút tất cả không khí và bột sơn ra khỏi buồng phun và dẫn vào trong.
6. NoithatXHome.vn – đơn vị cung cấp sản phẩm nội thất sơn tĩnh điện bền, đẹp
Như đã đề cập ở trên, công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong sản xuất nội thất. Đồ dùng sơn tĩnh điện đã và đang xuất hiện trong không gian sống của rất nhiều gia đình. Tại NoithatXHome.vn cũng có rất nhiều mẫu nội thất được áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại điển hình như các mẫu bàn học, bàn làm việc, bàn trang điểm, giá sách, kệ tivi,… Những sản phẩm này không chỉ sở hữu độ bền ưu việt mà còn có thiết kế rất đẹp mắt, đáp ứng được yêu cầu của bất kỳ khách hàng nào.
7. Lời kết
Trên đây, NoithatXHome.vn đã cùng bạn tìm hiểu về sơn tĩnh điện, đặc điểm, ứng dụng và quy trình thực hiện của công nghệ tiên tiến này. Mong là qua những chia sẻ vừa rồi, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin tham khảo hữu ích và nếu có nhu cầu thì có thể lựa chọn được cho mình những sản phẩm sơn tĩnh điện chất lượng nhất. Đừng quên để lại ý kiến thông qua phần bình luận phía dưới nhé, rất mong nhận được phản hồi của bạn.
36 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn
Bình luận & chia sẻ bài viết