TS Lê Đăng Doanh và TS Đặng Hùng Võ cho rằng: trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, lạm phát vẫn ở mức rất cao, việc nới lỏng tín dụng BĐS theo đề nghị của Bộ xây dựng có thể khiến tình trạng lạm phát vốn đã cao nhất Châu á tăng trở lại. Thậm chí, việc nới tín dụng BĐS khiến các dự án an sinh xã hội bị đội giá và thị trường BĐS càng… rối hơn!

TS Lê Đăng Doanh và TS Đặng Hùng Võ cho rằng: trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, lạm phát vẫn ở mức rất cao, việc nới lỏng tín dụng BĐS theo đề nghị của Bộ xây dựng có thể khiến tình trạng lạm phát vốn đã cao nhất Châu á tăng trở lại. Thậm chí, việc nới tín dụng BĐS khiến các dự án an sinh xã hội bị đội giá và thị trường BĐS càng… rối hơn!
Thực hiện Nghị Quyết 11 của Chính phủ về việc thắt chặt tín dụng và kiềm chế lạm phát, vì vậy, từ đầu tháng 3, các ngân hàng thương mại đã gần như “nói không” đối với các khoản vay liên quan đến BĐS. Thế nhưng, tính đến tháng 6 năm nay, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn tăng 50% so với vùng kỳ năm 2010, lên đến 75.000 tỷ đồng, trong đó, số nợ xấu chủ yếu là các khoản nợ BĐS.


TS. Lê Đăng Doanh
Nhân việc Bộ Xây dựng mới đây tiếp tục trình Chính phủ việc nới lỏng tín dụng với một số phân khúc BĐS, phóng viên Phunutoday đã có cuộc trao đổi với TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế và TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài Nguyên môi trường, cả hai chuyên gia đều cho rằng, việc nới lỏng tín dụng BĐS trong thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ khiến lạm phát gia tăng trở lại và có thể khiến thị trường BĐS sẽ càng thêm… rối hơn!

Có ngân hàng nợ BĐS chiếm 68% dư nợ tín dụng?

PV:-
Ngày 13/9 vừa qua, Ngân hàng Châu á (ADB) đã đã hạ mức dự báo tăng trưởng với Việt Nam và nâng mức dự báo lạm phát trong năm nay lên 18,7% thay vì 13,3% trước đó. Trong khi ADB cũng đưa ra những khuyến cáo về những khoản nợ xấu. Ông có bình luận gì về những dự báo cũng như những cảnh báo này của ADB?

TS Lê Đăng Doanh:
- Tôi cho rằng việc ADB dự báo giảm tốc độ tăng trưởng với Việt Nam cũng là điều hợp lý. Ngoài ra, họ còn cảnh báo nợ xấu của lĩnh vực ngân hàng và tôi nghĩ cảnh báo đó là đúng và rất cần thiết.

Tôi đồng tình vì nợ xấu lĩnh vực Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay rất đáng lo ngại, cao hơn mức 3,04% của NHNN công bố rất nhiều. Trong khi tiêu chuẩn nợ xấu của VN không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêu chuẩn nợ xấu của Việt Nam là đến thời điểm nào đấy, một khoản nợ nào đáo hạn không trả được thì gọi là nợ xấu. Nhưng theo chuẩn quốc tế, nếu món nợ xấu thuộc gói nợ nào đấy thì cả gói nợ bị cho là nợ xấu. Chẳng hạn anh vay 5 tỷ nếu đến hạn anh không trả được 500 triệu thì cả 5 tỷ được coi là nợ xấu. Nhưng Việt Nam lại chỉ coi 500 triệu là nợ xấu thôi.

TS Đặng Hùng Võ
: - Việc Ngân hàng Châu á có cảnh báo nền kinh tế của ta có xấu hơn hay lạm phát cao hơn, tôi thấy là có cơ sở và chúng ta cần phải xem xét lại các biện pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là vấn đề giảm cung tiền ra thị trường.

Theo tôi được biết thì nợ xấu của chúng ta hiện chiếm 5% tổng dư nợ. Đấy là mức nợ xấu rất cao nên đã đến lúc cần phải có chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề này.

PV:-
Không chỉ có chỉ số lạm phát cao, việc nợ xấu chủ yếu đến từ lĩnh vực BĐS hiện cũng đã cao quá chuẩn. Vậy việc nới lỏng tín dụng với một số phân khúc BĐS trong thời điểm này có hợp lý và hệ quả có thể dẫn đến với nền kinh tế tiếp theo là gì thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh:
- Khu vực BĐS nước ta từng có thời gian phát triển quá nóng, nhưng họ lại không có cơ sở tài chính của họ nên toàn sống vào vay mượn của ngân hàng.

Theo tôi được biết, có ngân hàng có dư nợ tín dụng BĐS lên đến 68%. Một số ngân hàng khác có dư nợ tín dụng BĐS là 50%.
Nới tín dụng BĐS: Thị trường càng rối, lạm phát càng tăng?
Theo TS. Đặng Hùng Võ, nếu nới tín dụng BĐS thì chỉ nên nới với những dự án phục vụ an sinh xã hội. Tuy nhiên, TS. Võ cũng khuyến cáo dự án BĐS an sinh xã hội vay với lãi xuất cao như hiện nay sẽ khiến giá bị đội lên nhiều và làm cho thị trường càng rối hơn!

Với tình trạng BĐS hiện không bán được và giảm giá dữ tợn thì BĐS không có khả năng trả nợ cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, việc cảnh báo khả năng nguy cơ rủi ro nợ xấu ở Việt Nam là cần thiết và đúng đắn.

Hiện mức lạm phát của Việt Nam đang rất cao. Có thể nói là cao nhất Châu á. Vì thế, nếu nới lỏng tín dụng BĐS quá sớm rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng bùng phát lạm phát.

TS Đặng Hùng Võ: -
Tôi cho rằng, nếu nếu nới lỏng tín dụng với BĐS trong thời điểm hiện nay thì hệ quả có thể khiến lạm phát sẽ bùng phát tăng trở lại.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ta hiện cũng rất đáng báo động nên chúng ta cũng không thể không từng bước giải quết vấn đề này. Bởi nới tín dụng cũng là một cách giải quyết nợ xấu. Điều quan trọng là chúng ta phải nới thế nào và nới ở đâu.

Càng cho vay sẽ.. càng rối!

PV: -
Việc Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ nới lỏng tín dụng BĐS nhưng Bộ Xây dựng cũng đưa ra một số tiêu chí như chỉ nới với một số dự án đang hoàn thiện và nới với những dự án nhà ở xã hội… Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến lo ngại tiền từ gói nới lỏng tín dụng này có thể không đến đúng địa chỉ. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

TS Lê Đăng Doanh:
- Tôi cho rằng, nếu nới đúng đối tượng thì chúng ta sẽ giảm được nợ xấu. Vì vậy, việc Bộ Xây dựng đề xuất nới lỏng tín dụng với BĐS cần phải có những tiêu chí cụ thể và rõ ràng hơn nữa và nới tín dụng BĐS trên cơ sở công khai, có chọn lọc.

Trong việc đưa ra những tiêu chí, Bộ Xây dựng nên bàn bạc với Tổng hội Xây dựng Việt Nam để đưa ra các tiêu chí cụ thể để tránh chuyện lộn xộn. Bởi, nếu không có tiêu chí cụ thể, các doanh nghiệp sẽ lại đi ngầm, lại cù cưa với ngân hàng, lại có phí dưới gầm bàn và tiền sẽ không đến được với anh cần thực sự.

TS Đặng Hùng Võ:
- Tôi thấy đề xuất nới tín dụng lần này của Bộ Xây dựng trú trọng đến khu vực nhà thu nhập thấp, tốt cho chính sách an sinh xã hội nên coi là chấp nhận được.

Theo tôi, chúng ta cũng chỉ nên tập chung vào những dự án thuộc phạm vi an sinh xã hội chứ không nên mở rộng ra. Dù vậy, ngay cả với những dự án an sinh xã hội, chúng ta cũng chỉ nên nới tín dụng với những dự án có tính khả thi cao, cố chút nữa thì hoàn thành để họ có thể hoàn thiện và bán ra thị trường.

Tuy nhiên, tôi cho rằng với lãi suất quá cao như hiện nay là 19% thì đó không phải lãi suất cho thị trường BĐS. Nếu các dự án an sinh xã hội mà vay với lãi suất 19% thì các dự án phục vụ an sinh xã hội cũng không chịu được. Vì nó sẽ đội giá lên rất nhiều. Vì thế, việc nới tín dụng cho vay có thể sẽ càng khiến thị trường rối hơn mà thôi.

Xin cảm các chuyên gia.