Thuê nhà trọ là hình thức phổ biến hiện nay được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn khi đi học xa nhà. Để tránh những rủi ro, lừa đảo, tranh chấp khi thuê nhà ở, cần phải lập hợp đồng thuê nhà trọ.
Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất hiện nay
Download mẫu hợp đồng thuê nhà trọ tại đây
Thủ tục khi ký hợp đồng thuê nhà trọ
Đi thuê trọ là một trong những hình thức thuê tài sản, để xác lập quyền, nghĩa vụ phát sinh giữa bên thuê và bên cho thuê phải có hợp đồng thuê nhà trọ. Việc ký kết hợp đồng thuê nhà trọ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền nghĩa vụ của các bên, là cơ sở pháp lý nếu có tranh chấp xảy ra.
Các giấy tờ cần có để các bên có thể ký kết được hợp đồng thuê nhà trọ:
- Bên cho thuê: cần có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản là nhà trọ, có thể là sổ đỏ, sổ hồng,...; giấy tờ thông tin cá nhân CMND/ thẻ CCCD, sổ hộ khẩu.
Để hợp đồng có giá trị pháp ký cao nhất, tránh xảy ra tranh chấp (nhất là đối với giao dịch có giá trị thuê lớn), khi không có bên thứ 3 làm chứng, các bên liên quan có thể ký hợp đồng tại phòng công chứng hoặc UBND phường, xã. Hoặc có thể mời người làm chứng ký vào hợp đồng.
Lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà trọ
- Kiểm tra chính xác thông tin các bên liên quan, giấy tờ pháp lý về tài sản cho thuê.
- Đối với người đi thuê nhà trọ, cần lưu ý đến các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà trọ như: giá tiền thuê, tiền điện, tiền nước, tiền wifi (nếu có), tiền vệ sinh (nếu có),... Cần liệt kê đầy đủ các chi phí thuê nhà trọ, hạn chế việc phát sinh sau này.
Ngoài ra, bạn cần phải chú ý đến thời gian hợp đồng có hiệu lực và thời điểm kết thúc hợp đồng, nên hỏi xem nếu kết thúc hợp đồng thì có được thuê tiếp hay không.
- Trách nhiệm của hai bên: Các bên cần chú ý kỹ về trách nhiệm của mỗi bên, khi đã ký thì phải tôn trọng bản hợp đồng mình vừa ký xong, bởi các hành vi sai phạm liên quan đến hợp đồng đều phải bồi thường bằng tiền mặt.
- Trong hợp đồng cần ghi rõ điều khoản “đơn phương chấm dứt hợp đồng”. Điều khoản này có thể hiểu là, khi một trong hai bên cho thuê hoặc bên thuê có hành vi vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền “đơn phương chấm dứt hợp đồng” và nếu có phát sinh thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm.
Bình luận & chia sẻ bài viết