Bộ Xây dựng vừa hoàn tất tờ trình kiến nghị Chính phủ ban hành Chỉ thị về một số giải pháp nhằm quản lý, phát triển thị trường BĐS. Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ giao cho Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thiện và trình Chính phủ trong tháng 9/2011 "Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", với các giải pháp tổng hợp, dài hạn.

Bộ Xây dựng vừa hoàn tất tờ trình kiến nghị Chính phủ ban hành Chỉ thị về một số giải pháp nhằm quản lý, phát triển thị trường BĐS. Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ giao cho Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thiện và trình Chính phủ trong tháng 9/2011 "Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", với các giải pháp tổng hợp, dài hạn.

Giải pháp cho bất động sản: Bộ Xây dựng “hiến kế” Theo Bộ Xây dựng, vốn luôn là yếu tố chi phối lớn nhất tới thị trường BĐS. Trong giai đoạn thắt chặt tín dụng BĐS, Bộ Xây dựng đề xuất NHNN phối hợp nghiên cứu ban hành tiêu chí cho vay BĐS. Cụ thể, NHNN có thể chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên cho vay đối với những dự án BĐS đáp ứng các yếu tố sau: có khả năng thanh khoản cao; phục vụ đối tượng có thu nhập trung bình và thấp; đang hoàn thiện chờ đưa vào sử dụng và tăng tỷ trọng cho vay mua nhà để ở. Trước mắt, ngân hàng có thể hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi công mới (trừ nhóm nhà ở xã hội), BĐS cao cấp (căn hộ chung cư có giá trên 30 triệu đồng/m2 hoặc diện tích trên 120 m2, biệt thự, nhà liên kế); tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản nợ quá hạn, nợ xấu; kiểm soát hiện tượng đầu tư nội bộ của các tổ chức tín dụng vào BĐS.


Để đảm bảo hiệu quả sử dụn vốn, các địa phương cần rà soát, kiểm tra những dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn, yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đã khởi công. Qua đó, có biện pháp bảo đảm khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các dự án đã triển khai. Nếu dự án không đáp ứng đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị… sẽ không được triển khai xây dựng. Chính quyền phải kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng, quá thời gian quy định.


Bộ Xây dựng cũng đề xuất ban hành quy định và kiểm soát khi thỏa thuận đầu tư để có thêm nhiều loại cơ cấu căn hộ trong các dự án phát triển nhà ở. Mục tiêu ưu tiên là các căn hộ có diện tích trung bình (70 - 90 m2) và diện tích nhỏ (dưới 70 m2). Đặc biệt, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, cần tăng tỷ lệ nhà chung cư cao tầng, bảo đảm số lượng căn hộ nhà chung cư đạt trên 80%. Việc này đồng nghĩa với hạn chế phát triển nhà ở cao cấp (biệt thự, nhà liền kề, căn hộ chung cư có diện tích từ 120 m2 trở lên). Nhóm này bị giới hạn tối đa không quá 20% trong tổng số nhà ở thương mại xây dựng mới.


Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương nghiêm túc thực hiện quy định dành 20% diện tích đất trong các dự án phát triển nhà ở để xây dựng nhà ở xã hội. Hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê về nhà ở, thị trường BĐS thống nhất.


Đặc biệt, ngoài các chương trình về nhà ở cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại khu vực đô thị…, Đề án Nhà ở cho thuê đang được tập trung xây dựng, trong đó chú trọng phát triển nhà ở xã hội giá rẻ để cho thuê, thuê mua. Trong quý IV/2011, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ Đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở.