Đặc điểm của những đài phun này là bạn có thể tự chế bằng cách kiếm vài chiếc bát, bình hoa, bồn trồng cây,… để làm. Nước sẽ chảy từ chiếc bát này đến chiếc bát khác cho tới điểm cuối cùng với tốc độ chậm nhưng lại tạo cảm giác rất “thanh tịnh” và yên bình cho một góc vườn nhà!
Một đài phun nước nhỏ trong sân vườn nhà không chỉ đơn thuần là điểm nhấn trang trí, nó còn giúp cung cấp nước cho cây cối xung quanh.
Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy những đài phun nước ở các địa điểm công cộng – một cảm giác rất tươi mới khi nhìn chúng, và vui tai với tiếng nước chảy. Vậy thì cớ gì lại không áp dụng nó cho sân vườn của mình nhỉ? Những đài phun nước có thể khác nhau – cổ điển và quyến rũ, sang trọng và tối giản, từ những đài phun nước của nhà thiết kế đến vòi phun nước tự chế – tất cả đều có thể là những vòi phun nước đẹp mắt.
Nếu bạn muốn hài hòa không gian ngoài trời, hãy thử một một đài phun nước làm từ bình trồng cây, hay đài phun từ những chiếc bát, tinh tế hơn thì là những đài phun nước từ những cây đàn piano cũ, đặc biệt với vài bông hoa ở phía trên, trông nó sẽ rất hay, và giống như cây đàn piano vậy, tiếng nước sẽ tạo nên một bản nhạc. Cùng xem những gợi ý của chúng tôi dành cho bạn nào!
Nhưng lưu ý nhỏ là bạn hãy nghĩ đến cách tái sử dụng nguồn nước này nhé – bởi nước luôn cần phải được tiết kiệm.
1. Đài phun nối tiếp
Đặc điểm của những đài phun này là bạn có thể tự chế bằng cách kiếm vài chiếc bát, bình hoa, bồn trồng cây,… để làm. Nước sẽ chảy từ chiếc bát này đến chiếc bát khác cho tới điểm cuối cùng với tốc độ chậm nhưng lại tạo cảm giác rất “thanh tịnh” và yên bình cho một góc vườn nhà!
Những chiếc bình, cái bát được đặt theo thứ tự vào khung inox, thêm vài viên đá cuội bỏ vào những chiếc bát cũng có thể giúp góc ngoài trời nhà bạn có đài phun nước tuyệt đẹp rồi
Chiếc đài phun nước này được nối hai chiếc chậu cây với nhau. Chậu cây lớn được bỏ đầy đá và đặt phía dưới, tiếp đó là chậu cây bé phía trên.
Một cách làm tương tự với hai chiếc chậy cây men sứ
Một chiếc chum cũng có thể biến thành đài phun nước.
Hay chiếc chum đất cũ được khoét vài lỗ trên thân chum cũng tạo nên một đài phun nước khác biệt rồi.
Hoặc là một chiếc giá thường được dùng trong các bữa tiệc cũ cũng có thể mang ra làm đài phun như thế này đó.
Những chiếc chậu gỗ được đặt trồng lên nhau cũng có thể biến thành chiếc đài phun hay ho trên lối đi ra vườn, hay ở các góc vườn chẳng hạn.
Hay nếu khu vườn nhà bạn “nguyên sơ” như thế này, thì cũng đừng ngại ngần thử cách này nhé. Chỉ đơn giản là hai chậu cây to, nhỏ đã đủ thành một đài phun độc đáo rồi.
Những chiếc chậu cây nung đất “bị” vỡ một cách khéo léo, tạo thành đài phun nước độc đáo cho một góc sân vườn
Những chậu đất nung có lẽ cũng rất đồng quê và tạo điểm nhấn cho khu vườn nhà bạn đó!
2. Đài phun thiết kế
Đối với những đài phun này, thông thường bạn phải nhờ đến bàn tay của nhà thiết kế hay phải đặt mua, bởi lẽ chúng cầu kỳ hơn một chút so với việc ghép vài chiếc chậu hay bát thành đài phun nước.
Một chiếc đài phun lớn được đặt ở giữa sân thẳng lối ra vào nhà. Chiếc đài phun này sẽ tạo cảm giác vô cùng thích thú bởi lẽ các tia nước sẽ được bắn ra xung quanh. Hè nóng, buổi chiều ngồi ở đài phun này nghịch thì chẳng còn cảm giác nóng bức gì nữa rồi.
Một vòi phun mạnh ngay giữa bồn nước lớn. Cảm giác quá đã!
3. Đài phun piano
Một chiếc đàn piano được sơn trắng, kết hợp với những bông hoa màu hồng – quá tuyệt cho một đài phun nước tự chế.
“There’s music in water, if you stop to listen”, tạm dịch là “Nhạc ở trong nước, nếu bạn chịu dừng lại để lắng nghe” – cũng giống như piano luôn mang lại tiếng nhạc cho cuộc sống, thì nước cũng vậy đó.
Bình luận & chia sẻ bài viết